Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Đánh giá camera điện thoại LG Optimus G

Hãng điện thoại LG trang bị cho Optimus G máy ảnh có độ phân giải 13 megapixel do Sony sản xuất, một con số có thể xem là cao so với mặt bằng chung trên thị trường smartphone hiện nay vốn đang bị chiếm lĩnh bởi camera 8 megapixel. Chất lượng ảnh chụp ở mức tốt nếu bạn chụp ở điều kiện đủ sáng. Hình ảnh cho ra sắc nét, màu sắc khá trung thực, nước ảnh mượt mà và độ phơi sáng tốt, không bị quá tối hay quá sáng. Tuy nhiên, nếu chụp trong điều kiện thiếu sáng, như ngoài đường phố lúc ban đêm chẳng hạn, thì hình ảnh khá tệ, bị hạt rất nhiều và khả năng lấy nét bị giảm xuống đáng kể. Mặc dù độ mở của ống kính là f/2.4 nhưng việc chụp trong tối không được như mình mong đợi cho một sản phẩm cao cấp như thế này. Bạn có thể xem thử vài ảnh mẫu mà mình để trong Galleria bên dưới .

 / 16


Về khả năng điều khiển lúc chụp, giao diện trên app Camera mặc định của điện thoại LG Optimus G đơn giản nhưng rất dễ sử dụng. Toàn bộ các thanh công cụ ở cạnh trái của màn hình app này hoàn toàn có thể tùy biến được theo ý muốn của bạn, mang lại sự thuận tiện tối đa cho người sử dụng. Mình thật sự rất đánh giá cao khả năng này. Giống với LG Optimus 4X HD, tính năng chụp ảnh panorama, Time machine (máy sẽ tự ghi lại một loạt nhiều ảnh ngay cả trước khi bạn nhấn nút chụp rồi chọn ra ảnh tốt nhất), chụp HDR đều hoạt động tốt và đúng y như mong đợi. Nếu muốn bạn cũng có thể chạm vào màn hình để khóa nét đúng vào điểm đó cũng như khóa thông số phơi sáng. Tuy nhiên, chỉ một ít lâu (5 giây) sau là máy lại tự chuyển sang chế độ auto focus theo sự phán đoán của thiết bị.

Với app máy ảnh trên Optimus G có một tính năng mà mình thấy thú vị: kích hoạt màn trập bằng giọng nói. Khi đã kích hoạt khả năng này, bạn có thể nói một trong các từ sau để ra lệnh cho thiết bị tự chụp: Cheese, LG, Smile, Whisky. Tuy nhiên, trong tất cả những từ này mình chỉ có thể dùng từ Cheese một cách trơn tru, tất cả những chữ khác phải cố gắng hét to hoặc kéo thật dài thì máy mới nhận diện được giọng nói của chúng ta.

Một điểm hay khác mà mình không ngờ tới đó là Optimus G có thể chụp bằng nút volume! Tính năng này mình cũng tình cờ phát hiện ra trong quá trình sử dụng mà thôi. Bạn có thể nhấn phím tăng, phím giảm hoặc thậm chí là phần lồi ở giữa hai phím cũng được. Như vậy, Optimus G thật ra vẫn có phím camera vật lý, và việc tích hợp nó với phím volume khiến cho thao tác nhấn trở nên dễ dàng hơn nhiều vì rất thuận tay.

Hình ảnh giao diện app Camera trên Optimus G
 / 6


Khả năng quay video của LG Optimus G tốt. Hình ảnh cho ra đẹp, màu sắc tốt với tốc độ khung hình là 30fps nên hình ảnh rất trơn tru. Máy có thể lấy nét liên tục ngay trong lúc quay và tốc độ auto focus rất ấn tượng, độ trễ chỉ ít hơn 1 giây mà thôi. Ngoài ra bạn cũng có thể chụp hình trong lúc quay bằng một phím nhấn riêng nằm ngay bên trên nút Record.

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

đánh giá kiểu dáng sky a820- sản phảm mới của pantech Hàn Quốc

 Sky Vega vốn là một phiên bản smartphone được sản xuất dành cho người Hàn Quốc với hàng loạt gói dịch vụ tặng kèm chỉ có thể sử dụng tại nước bản xứ. Thế nhưng tại sao một chiếc điện thoại dành cho dân bản xứ lại có cơ hội tại một thị trường nước ngoài như Việt Nam? Hiện tại các model đang có mặt tại thị trường smartphone việt: Sky a830, sky a850, aky a870...

 Chưa từng cầm thử bất cứ sản phẩm nào khác của hãng sản xuất điện thoại nổi tiếng tại Hàn Quốc này nên tôi cũng không biết phải so sánh nó với những dòng sản phẩm trước đó ra sao, nhưng nếu phải đánh giá thì ngay từ cái nhìn ban đầu ai cũng phải cảm thấy nó có rất nhiều điểm chung với Samsung Galaxy S3 đặc biệt là ở phiên bản màu trắng, mặc dù chiếc điện thoại này đã được bán tại thị trường Việt Nam cách đây hàng tháng trời.

 Xung quanh loa thoại và phần camera sau của máy được bọc một tấm nhôm lăn nhám tạo một chút cảm giác kim loại trên toàn bộ vỏ máy bằng nhựa, những nét dù nhỏ như vậy nhưng lại khiến Sky Vega trở nên sang trọng hơn.
Mặt lưng của Sky Vega được làm bằng nhựa bo tròn viền và làm phẳng phần lưng, do bàn tay khá nhỏ nên với 1 tay thì các thao tác trên toàn màn hình thực hiện rất khó khăn, chưa kể đến màn hình lớn phân bổ gần như toàn bộ chiều dài máy nên với những tác vụ cần thao tác ở phía dưới màn hình sẽ dễ khiến điện thoại mất cân bằng và lật về phía trước.
  Ngoài ra phần nắp lưng của nó còn được trang trí bằng một loạt sợi kim tuyến chạy dọc, khi cầm máy dưới ánh đèn và nghiêng qua nghiêng lại chúng ta sẽ nhìn thấy ánh sáng chạy trên những sợi kim tuyến giống như mưa sao băng vậy, một nét thiết kế khá độc đáo tuyệt vời hơn nhiều so với kiểu trang trí nhôm xước theo chiều ngang thân máy của Galaxy S3.
>> bài đọc thêm:đánh giá Sky a850.

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Sony Xperia J có thiết kế vô cùng ấn tượng

 Máy có mặt trước phẳng với các góc được làm vuông vắn tạo cảm giác khỏe và cá tính hơn. Đánh giá Sony Xperia J là một trong 4 chiếc smartphone được Sony giới thiệu đồng thời tại triển lãm IFA 2012. So với TX hay T và V, J có thiết kế đơn giản nhất nhưng vẫn mang phần nào phong cách của dòng Xperia 2012.  Một thú vị nhỏ là ở cạnh ngay dưới dãy phím cảm ứng của J còn có một đèn LED nhỏ, có thể đổi màu tùy theo tông của Theme. Sony cũng sử dụng toàn bộ các phím bấm cảm ứng, đặt ngay bên dưới màn hình, mà không cần đến phím cứng hay các phím ảo như T và TX. Viền phía dứoi màn hình vát chéo tạo cảm giác giống với các mẫu MileStone của Motorola.

 Trọng lượng cũng nặng hơn Arc S khoảng 7 gram khiến cho sản phẩm khá "đầm tay", dù vỏ máy làm chủ yếu từ nhựa. Tuy nhiên, so với model đời trước, Xperia J có cảm giác cầm còn tốt hơn nhờ việc thân máy dày hơn, 9,2 mm. Tạo cảm giác cầm nắm thích thú nhưng bù lại, Xperia J đã bớt đi vẻ "sexy" giống như của Arc và Arc S thế hệ trước.Chiếc smartphone Sony tầm trung kế thừa nhiều nét ở model Xperia Arc và Arc S nổi tiếng của Sony Ericsson (trước khi trở thành Sony) khi có nắp lưng uốn cong ở giữa, phần đầu và đuôi máy nhô cao. Thiết kế này giúp cho người dùng cầm máy thoải mái, chắc chắn và không bị mỏi khi sử dụng lâu.

Thao tác tăng giảm âm lượng, hay tắt mở màn hình đều không tiện, tốn nhiều lực để bấm và cũng dễ nhầm lẫn. Điểm chưa ưng trên Sony Xperia J là các phím cứng nằm ở viền máy được thiết kế mỏng và nhỏ, khiến người dùng khó bấm và điều khiển.  Logo tròn màu xanh đặc trưng của Sony biến mất và chỉ còn lại dòng chữ Xperia. Xperia J có lớp sơn mịn không bóng, với 4 màu khác nhau gồm: đen ,trắng, vàng đồng và hồng, phù hợp cho cả nữ giới và nam giới. J cũng là chiếc smartphone hiếm hoi của Sony không có phím cứng để chụp hình, thay vào vị trí đó là khe hở để tháo mở nắp lưng.Mặt lưng đơn giản với các chi tiết như camera, đèn flash và một loa ngoài nhỏ gần đuôi.


Không như Xperia P hay Xperia S, J có thể tháo mở nắp lưng bằng nhựa khá dễ dàng để thay pin. Khe cắm SIM thường và khe cắm thẻ nhớ đều được đặt ở các vị trí bên cạnh pin. Nhưng để tháo lắp, người dùng vẫn cần tắt máy và tháo pin.

Hiệu năng siêu khủng của sky a820

Thị trường smartphone năm nay nóng lên rất nhiều bởi các sản phẩm từ Hàn Quốc. Các sản phẩm đến từ xứ sở kim chi luôn được các bạn trẻ đánh giá cao bởi kiểu dáng đẹp, cấu hình cao và đặc biệt giá phù hợp với túi tiền bỏ ra.
Hiện tại các mẫu điện thoại Sky đang hot như: Sky A880, Sky A870, Sky A860, Sky A850, Sky A840s, Sky A830, Sky A820,Sky A810s, Sky A800s, Sky A770k, Sky A760s đều có tại Siêu thị Smartphone. Đây là điểm đến của các Fan Sky Hàn quốc và là địa chỉ tin tưởng của các Fan mê công nghệ . Đồng thời là nơi bán Sky giá tốt nhất thị trường hiện nay !

Hiệu năng
Tuy được trang bị bộ nhớ RAM (1GB) khá khủng tương đương với các loại điện thoại cao cấp khác nhưng vì kho ứng dụng cài sẵn trên máy quá nhiều thứ lỉnh kỉnh với giao diện được biến tấu khá nhiều và mới chỉ sử dụng hệ điều hành Android 2.3.5 cũ kĩ không thể tận dụng GPU để xử lý các tác vụ 2D nên các hiệu ứng lật trang thể hện trên màn hình chính có đôi chút lag và khựng hình. Đánh vào phân khúc tầm trung nên Sky Vega LTE A820L chỉ sử dụng một cỗ "song mã" hiệu Qualcomm chạy với xung 1.5 Ghz đã là quá đủ để giúp chiếc điện thoại này tung hoành trên hầu hết các ứng dụng và game cơ bản một cách mượt mà. 

 Khi để không đã vậy thì dễ hiểu tại sao khi bắt đầu sử dụng các ứng dụng nặng như game và các ứng dụng cần xử lý nhiều máy sẽ nóng lên rất nhanh khiến thời lượng pin cũng nhanh chóng mất đi theo. Tuy nhiên máy có một điểm trừ rất lớn là ở nhiệt độ của máy, do có nhiều ứng dụng mặc định chạy nền, nên đôi khi dù không sử dụng gì bạn vẫn cảm thấy máy bị nóng lên ở phần dưới loa thoại 1 chút. Đặc biệt là khi đang lướt web mà có người gọi tới các bạn sẽ được hiểu cảm giác áp một lát bánh mì nướng vừa ra lò lên mặt "dễ chịu" thế nào.
Bài viết liên quan: đánh giá sky a850

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

Đánh giá giao diện và tính năng khác của Sony Xperia Z

 Giao diện và tính năng khác
Sony-Xperia-Z-12-JPG[1024083416].jpg
Giao diện trên điện thoại Sony Xperia Z.
Bên cạnh ngoại hình, giao diện là một trong điểm hấp dẫn của máy. Ở phiên bản mới nhất, chạy trên hệ điều hành Android phiên bản 4.1.2, giao diện của Z mang nhiều nét quen thuộc với Xperia T nhưng thay đổi nhiều so với giao diện của các dòng máy cũ chạy Android 4.0.4. 
Điểm dễ nhận thấy là màn hình khóa với cơ chế mở bằng cách vuốt lên hoặc vuốt xuống với hiệu ứng rèm cửa sổ, thay vì trượt ngang từ biểu tượng khóa. Phía bên trong, giao diện màn hình chủ cùng với các biểu tượng, Widget không có nhiều thay đổi nhưng thanh Notification đã được cải tiến, tích hợp nhiều phím tắt, giúp chuyển đổi các chế độ cài đặt nhanh, rất hữu ích.
Tính năng Small Apps từng xuất hiện trên các model Xperia T hay TX vẫn có mặt trên Z. Nó cho phép người dùng có thể mở một số ứng dụng cần thiết, như duyệt web, ghi chú, máy tính hay ghi âm... ở khung cửa sổ nhỏ ngay trên màn hình mà không phải bật ứng dụng toàn màn hình.
Không có thêm nhiều tính năng nổi bật được bổ sung cho Z so với các model cuối năm ngoái như Xperia T và TX. Giống như Apple, Sony đang xây dựng một hệ sinh thái công nghệ chung cho các thiết bị điện tử của mình, kết hợp giữa TV, thiết bị nghe nhìn tới máy tính xách tay, máy tính bảng, máy game... nên các ứng dụng Walkman, Movies, Sony Select, PlayStation Mobile, Smart Connect... trên Z cũng tương tự như các model đời trước.
Sony-Xperia-Z-29-JPG[1024083416].jpg
Các tính năng trên Xperia Z tỏ ra khá mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu giải trí khá toàn diện.
Một số tính năng thú vị và mới mẻ trên smartphone Sony Xperia Z là One Touch, cho phép sử dụng NFC để kết nối và chia sẻ không dây nhanh chóng với HDTV, loa di động, ổ cứng mạng hay các thiết bị khác có hỗ trợ. Hay MirrorLink cho phép chuyển nội dung đang hiển thị trên điện thoại sang màn hình rộng hơn thông qua TV hay các thiết bị nghe nhìn của TV, tương tự như Air Play của Apple. Không còn cổng HDMI, nhưng Xperia Z vẫn có những giao tiếp tương tự như DLNA hay MHL.
Khả năng chơi nhạc của máy khá tốt. Smartphone Full HD của Sony có thể giải mã hầu hết các định dạng nhạc phổ biến hiện nay, bao gồm cả lossless FLAC. Tai nghe in-ear đi kèm với Z là model MH-EX300AP, thiết kế đẹp, âm thanh hay và thể hiện tiếng bass khá dày.

HTC Butterfly đọ dáng cùng Oppo Find 5

Tuy có cùng màn hình 5 inch Full HD nhưng công nghệ sử dụng trên 2 sản phẩm này là khác nhau. HTC Butterfly dùng công nghệ LCD3, trong khi OPPO Find 5 sử dụng công nghệ OGS, giúp tăng khả năng hiển thị lên khá nhiều.


Thiết kế bo tròn của Butterfly cho cảm giác thiết bị này mỏng hơn nhưng trên thực tế, nó dày hơn so với đối thủ (9,1 mm so với 8,9 mm). Find 5 nặng và chắc tay hơn (165 gram so với 140 gram).Butterfly dùng cemera sau 8 megapixel. Với Find 5, sản phẩm này dùng camera 13 "chấm", tích hợp cảm biến Exmor RS giống như chiếc Sony Xperia Z.

Không chỉ có khả năng hiển thị xuất sắc, cấu hình của bộ đôi sản phẩm này cũng rất đáng mơ ước, với chip lõi tứ Snapdragon S4 1,5 GHz và RAM 2 GB.

HTC Butterfly mới hiển thị màu sắc nét và tươi. Đây là một thế mạnh truyền thống của HTC so với các đối thủ. Trong khi đó, màu của Find 5 lạnh và dịu hơn.

Với các bức ảnh cần hiển thị chi tiết, Find 5 mang đến cảm giác chân thực, các chi tiết rõ hơn nhờ việc xếp liền lớp cảm ứng vào tấm màn hình. Góc nhìn của Find 5 rất tốt, thử nghiệm sử dụng ngoài trời cho thấy máy không hề bị chói.

Hai model này cũng đi theo những khuynh hướng thiết kế khác biệt. OPPO Find 5 dùng vỏ nhựa màu xỉn cho cảm giác chắc tay khi cầm, trong khi đối thủ của nó dùng vỏ bóng.

Smartphone HTC Butterfly tròn trịa và thon thả. Find 5 cũng có thiết kế hơi cong, vát dần về các cạnh nhưng khó cầm hơn so với đối thủ. Để tránh khiến người dùng bị cấn tay, OPPO đã khôn khéo thiết kế một lớp đường viền bọc quang cạnh bên.




HTC Butterfly và OPPO Find 5 đã được bán chính hãng tại thị trường Việt Nam. Giá bán của Butterfly hiện vào khoảng 12,5 triệu đồng, trong khi sản phẩm của OPPO được đồn đoán sẽ có giá chỉ khoảng 10 triệu đồng    

thông tin đâu tiên về LG Optimus G pro

lg_optimus_G_Gpro_ 134131
Một thông tin khác mình được biết thì LG Việt Nam cũng sẽ sớm bán ra Optimus G Pro tại thị trường Việt Nam và giá có thể ở mức 14 triệu hoặc dưới 14 triệu đồng. Trong buổi trả lời phỏng vấn với báo trí thì hãng điện thoại LG cho biết họ sẽ sớm bán ra chiếc Optimus G Pro đến nhiều nơi khác nhau trên thế giới trong thời gian tới, cụ thể là thêm 40 thị trường nữa sau khi được bán ra sớm ở Hàn Quốc và Mỹ. Optimus G Pro là chiếc điện thoại cạnh tranh trực tiếp với Galaxy Note II phân khúc điện thoại màn hình to 5"5. Hiện Optimus G Pro là chiếc điện thoại 5"5 có cấu hình mạnh mẽ nhất, vượt xa Galaxy Note II được giới thiệu từ năm ngoái.
Cấu hình cơ bản của smartphone LG Optimus G Pro:
  • Màn hình: 5.5-inch FullHD (1920 x 1080 pixels / 400ppi)
  • Kết nối: Bluetooth 4.0, USB 2.0 Host, Wi-Fi / Wi-Fi Direct, NFC, SlimPort (HDMI & RGB)
  • Bộ nhớ trong/Thẻ nhớ: 32GB/ hỗ trợ thẻ microSD
  • CPU: 1.7GHz Quad-Core Qualcomm Snapdragon™ 600
  • GPU: Adreno 320
  • Pin: 3.140mAh (có thể tháo được / hỗ trợ sạc không dây)
  • Hệ điều hành: Android 4.1.2 Jelly Bean
  • RAM: 2GB
  • Kích thước: 150.2 x 76.1 x 9.4mm
  • Trọng lượng: 172g
  • Camera: Sau 13.0MP với LED Flash / trước 2.1M
Video đánh giá LG Optimus G Pro: